Ngành xây dựng ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu ngày càng cao về vật liệu xây dựng. Và không thể không nhắc đến một nguyên liệu đặc biệt là bê tông. Tuy nhiên, sản xuất bê tông tại nhà máy cố định và vận chuyển công trình gặp nhiều khó khăn. Như việc tốn kém chi phí và thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Do vậy, trạm trộn bê tông di động ra đời như một giải pháp tối ưu cho các nhà thầu. Có thể đáp ứng nhu cầu thi công đa dạng và linh hoạt.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về loại trạm trộn di động này, bao gồm cấu tạo, ưu nhược điểm, sự khác biệt so với các loại thông thường và trường hợp nên sử dụng.
Trạm trộn bê tông di động là gì?
Trạm trộn bê tông di động là hệ thống sản xuất bê tông được sử dụng cho những công trình ngắn hạn. Loại trạm này có thể dễ dàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác để phục vụ các công trình xây dựng. Bởi vì nó tập trung hệ thống lưu trữ vật liệu, cân, vận chuyển, khuấy, dỡ hàng và điều khiển tự động trên một đơn vị xe kéo duy nhất.
Cấu tạo của trạm trộn bê tông di động
Bao gồm các bộ phận chính sau:
– Phễu chứa cốt liệu và băng tải vận chuyển cốt liệu
– Phễu chứa và cân cốt liệu
– Xi lô xi măng cùng trục vít tải
– Hệ thống cân bột và cấn chất lỏng
– Máy trộn bê tông: Dùng máy trộn cưỡng bức để trộn tất cả phối liệu đồng đều, nhanh gọn nhất.
– Hệ thống điều khiển: Tủ điều khiển trung tâm trang bị màn hình hiển thị và các nút điều khiển. Tủ điều khiển sẽ giúp người vận hành dễ dàng theo dõi hoạt động của toàn bộ trạm trộn. Đồng thời điều chỉnh các thông số kỹ thuật, giám sát quá trình sản xuất bê tông hiệu quả.
– Khung và bánh xe: Bao gồm nhiều thành phần. Như hệ thống phễu chứa cốt liệu, băng tải, cân cốt liệu, cân bột, cân nước và máy trộn. Các thành phần này đều lắp đặt trên khung có trang bị bánh xe. Nên khi sử dụng chỉ cần dùng một xe tải để kéo đến địa điểm khác. Còn các hệ thống khác sẽ được vận chuyển bằng một xe tải hoặc container khác.
Ưu và nhược điểm của trạm trộn bê tông di động
Ưu điểm
- Tính linh hoạt: Đây là ưu điểm vượt trội nhất của trạm trộn bê tông di động so với các loại cố định. Khả năng di chuyển dễ dàng giúp trạm trộn đáp ứng nhu cầu thi công tại nhiều địa điểm khác nhau. Đặc biệt phù hợp cho các dự án xây dựng phân tán ở khu vực xa xôi hoặc giao thông khó khăn.
- Tiết kiệm chi phí: Sử dụng trạm trộn này giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển bê tông từ nơi sản xuất đến công trình. Đặc biệt là tiết kiệm đáng kể chi phí cho nhà thầu và chủ đầu tư.
- Tăng hiệu quả thi công: Nhờ khả năng sản xuất kịp thời, đáp ứng tiến độ thi công, loại trạm trộn này sẽ giúp tránh tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí bê tông, đảm bảo tiến độ thi công được hoàn thành đúng hạn.
- Dễ dàng vận hành và bảo dưỡng: Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và bảo trì giúp tiết kiệm chi phí vận hành và nhân công cho nhà thầu.
Nhược điểm
- Công suất nhỏ: So với loại cố định, trạm trộn di động sẽ có công suất sản xuất thấp hơn. Công suất này sẽ phù hợp cho các công trình vừa và nhỏ.
- Giá thành cao hơn: Trạm trộn bê tông di động thường có giá thành cao hơn. Cấu tạo phức tạp và tích hợp nhiều tính năng là lý do chính dẫn đến sự chênh lệch về giá so với các loại máy trộn thông thường.
- Yêu cầu mặt bằng: Cần có diện tích mặt bằng đủ rộng để lắp đặt và vận hành trạm trộn.
- Khả năng ổn định: Có thể xảy ra vấn đề khi trạm trộn di chuyển liên tục. Việc duy trì khả năng ổn đính của trạm là rất quan trọng. Đồng thời hạn chế các sự cố kỹ thuật không đáng có.
Khi nào nên sử dụng trạm trộn bê tông di động?
Trạm trộn này là lựa chọn tối ưu cho các trường hợp sau:
- Công trình xây dựng vừa và nhỏ: Bao gồm nhà ở dân dụng, biệt thự, cải tạo sửa chữa, đường giao thông nông thôn,… với nhu cầu sản xuất bê tông không quá lớn.
- Công trình thi công tại nhiều địa điểm: Loại trạm trộn này phù hợp cho các dự án xây dựng phân tán, cần di chuyển trạm trộn giữa các công trình.
- Nhà thầu xây dựng muốn chủ động nguồn cung cấp bê tông: Đảm bảo tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí vận chuyển và kiểm soát chất lượng bê tông tốt hơn.
- Doanh nghiệp xây dựng có nguồn vốn đầu tư hạn chế: Giá thành đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn nhanh chóng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ.
Kết luận
Trạm trộn bê tông di động mang đến giải pháp linh hoạt và hiệu quả. Dành cho các nhà thầu và chủ đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình vừa và nhỏ. Với nhiều ưu điểm như dễ dàng di chuyển, chất lượng bê tông cao. Việc sử dụng loại trạm trộn này đang ngày càng được ưa chuộng. Ngoài ra, việc dễ dàng vận hành cũng là lý do khiến nó được sử dụng rộng rãi.
Hi vọng với những thông tin trên, Vinamac đã phần nào giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức thú vị. Theo dõi Vinamac để biết thêm các loại máy móc trong xây dựng nhé!