Những điều cần biết về trạm trộn bê tông mini

Hiện nay, bên cạnh những trạm trộn bê tông cỡ lớn, trạm trộn bê tông mini dần trở nên phổ biến bởi tính linh hoạt và giá thành hợp lý. 

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về trạm trộn bê tông mini, giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt cho nhu cầu thi công của mình. Cùng Vinamac khám phá qua bài viết sau đây nhé!

Trạm trộn bê tông mini là gì?

Trạm trộn bê tông mini là hệ thống sản xuất bê tông với kích thước nhỏ gọn, công suất nhỏ hơn các loại thông thường, phù hợp cho các công trình xây dựng vừa và nhỏ như nhà ở, biệt thự, trường học, đường giao thông,…

Hình ảnh trạm trộn bê tông mini giữa bài đất trống bao phủ bởi cây cối
Trạm trộn bê tông mini là gì?

Cấu tạo trạm trộn bê tông mini như thế nào?

Silo chứa xi măng

Chứa xi măng rời, được thiết kế kín đáo để bảo quản xi măng luôn khô ráo và tránh tình trạng vón cục.

Cân cấp liệu

Gồm các phễu chứa cát, đá, sỏi, tro bay và xi măng, được trang bị hệ thống cân điện tử hoặc cân cơ để định lượng chính xác tỷ lệ các nguyên liệu theo công thức bê tông đã cài đặt.

Hệ thống điều khiển

Tủ điều khiển trung tâm được trang bị màn hình hiển thị và các nút điều khiển, giúp người vận hành dễ dàng theo dõi hoạt động của toàn bộ trạm trộn, điều chỉnh các thông số kỹ thuật và giám sát quá trình sản xuất bê tông.

Hệ thống vận chuyển nguyên vật liệu

Vận chuyển nguyên liệu lên máy trộn qua hệ thống kíp liệu, vận chuyển nguyên liệu bột qua hệ thống vít tải xoắn khép kín.

Những điểm cần lưu ý trước khi lắp đặt

Diện tích mặt bằng

Cần đảm bảo diện tích mặt bằng đủ rộng để lắp đặt các bộ phận của trạm trộn. Bao gồm bệ móng, bình chứa xi măng, cân cấp liệu, băng tải hoặc gầu tải, máy trộn bê tông, bồn chứa nước, phễu xả bê tông và hệ thống điều khiển.

Nguồn điện

Nguồn điện ổn định cần phải phù hợp với công suất của trạm trộn. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các thiết bị hoạt động hiệu quả.

Nguồn nước

Nguồn nước sạch để cấp cho quá trình sản xuất bê tông, đảm bảo chất lượng bê tông tốt nhất.

Đường giao thông

Thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu và thành phẩm, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.

Hình ảnh lắp đặt trạm trộn bê tông mini với các thành phần.
Lưu ý khi lắp đặt

Trạm trộn bê tông mini được lắp đặt như thế nào?

Quy trình lắp đặt thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lắp đặt bệ móng:

Bê tông móng phải được đổ theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo chắc chắn, bằng phẳng và chịu được tải trọng của toàn bộ trạm trộn.

Bước 2: Lắp đặt các bộ phận chính:

Lắp đặt bình chứa xi măng, cân cấp liệu, băng tải hoặc gầu tải, máy trộn bê tông, bồn chứa nước, phễu xả bê tông theo thứ tự và vị trí được chỉ định trong bản vẽ kỹ thuật.

Bước 3: Lắp đặt hệ thống điện và hệ thống điều khiển:

Hệ thống điện và hệ thống điều khiển cần được lắp đặt bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn, đảm bảo an toàn về điện và hoạt động chính xác theo sơ đồ của nhà sản xuất.

Bước 4: Kiểm tra và chạy thử:

Sau khi lắp đặt hoàn tất, cần tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống, đảm bảo các mối nối, dây điện, đường ống dẫn liệu hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, cần chạy thử trạm trộn với tải trọng nhẹ để kiểm tra hoạt động của các thiết bị và điều chỉnh lại nếu cần thiết.

Hình ảnh trạm trộn bê tông mini màu vàng, mô tả cách lắp đặt.
Lắp đặt trạm trộn bê tông mini như thế nào?

Ưu điểm của trạm trộn bê tông mini là gì?

Giá thành rẻ

So với loại cỡ lớn, trạm trộn bê tông mini có giá thành rẻ hơn nhiều. Điều này sẽ phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ.

Dễ dàng di chuyển

Kích thước nhỏ gọn và thiết kế linh hoạt giúp dễ dàng tháo lắp và di chuyển từ công trình này sang công trình khác, đáp ứng hiệu quả cho các dự án xây dựng phân tán ở nhiều địa điểm.

Tiết kiệm nhân công

Hệ thống tự động hóa trên trạm trộn bê tông mini giúp giảm thiểu tối đa nhu cầu lao động vận hành. Ngoài ra, điều này còn tiết kiệm chi phí nhân công đáng kể cho các nhà thầu xây dựng.

Chất lượng bê tông cao

Trạm trộn bê tông mini được trang bị các thiết bị hiện đại như cân định lượng chính xác và máy trộn hiệu quả, đảm bảo sản xuất ra bê tông đồng nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng xây dựng.

Bảo dưỡng đơn giản

Việc bảo dưỡng và sửa chữa loại trạm trộn này tương đối dễ dàng. Vì không yêu cầu kỹ thuật cao, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí bảo trì.

Thân thiện với môi trường

Loại trạm trộn này thường sử dụng nguồn điện hoặc có thể lựa chọn động cơ diesel tiết kiệm nhiên liệu, giúp giảm thiểu tiếng ồn và khí thải, thân thiện hơn với môi trường.

Tại sao bạn nên đầu tư một nhà máy sản xuất bê tông mini?

Tự chủ nguồn cung cấp bê tông

Với loại trạm mini, chủ đầu tư có thể chủ động sản xuất bê tông cho công trình của mình. Sẽ không phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài. Điều này sẽ đảm bảo tiến độ thi công và tiết kiệm chi phí vận chuyển bê tông.

Kiểm soát chất lượng bê tông

Sử dụng bê tông tự sản xuất giúp nhà thầu dễ dàng kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.

Nâng cao lợi nhuận

Bê tông dư thừa trong quá trình thi công có thể được bán cho các công trình xây dựng khác. Điều này sẽ mang lại nguồn thu nhập bổ sung cho nhà thầu và chủ đầu tư.

Thời gian hoàn vốn nhanh

Chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao và tính linh hoạt trong sử dụng. Trạm trộn bê tông mini có thời gian hoàn vốn nhanh chóng, phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng.

Hình ảnh trạm trộn bê tông mini giữa trời xanh, bao phủ bởi cây xanh.
Tại sao nên đầu tư trạm trộn bê tông mini?

Khi nào nên sử dụng trạm trộn bê tông mini?

Công trình xây dựng vừa và nhỏ: Công trình nhà ở dân dụng, biệt thự, cải tạo sửa chữa, đường giao thông nông thôn,… với nhu cầu sản xuất bê tông không quá lớn.

Công trình thi công tại nhiều địa điểm: Kích thước nhỏ gọn và tính linh hoạt của trạm trộn bê tông mini phù hợp cho các dự án xây dựng phân tán, cần di chuyển giữa các công trình.

Nhà thầu xây dựng muốn chủ động nguồn cung cấp bê tông: Đảm bảo tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí vận chuyển và kiểm soát chất lượng bê tông tốt hơn.

Doanh nghiệp xây dựng có nguồn vốn đầu tư hạn chế: Giá thành đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn nhanh chóng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ.

Vinamac hi vọng những kiến thức trên đã giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Chia Sẻ ngay

Mục lục

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết gần đây

Newsletter

Đăng ký nhận bản tin hàng tháng của chúng tôi để luôn cập nhật thông tin mới nhất

WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux