Trạm trộn bê tông có vai trò lớn trong việc kiến tạo những công trình vĩ đại. Hãy cùng khám phá qua bài viết chi tiết này của Vinamac nhé!

Trạm trộn bê tông là gì?

Trạm trộn bê tông thường

Là một cơ sở sản xuất bê tông có sẵn hoặc chuyên dụng để sản xuất thông qua quá trình trộn các thành phần của bê tông như xi măng, cát, nước và cấu tạo phụ gia. Quá trình trộn này giúp tạo ra bê tông có chất lượng đồng nhất và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cụ thể.

Trạm trộn bê tông mini

Trạm trộn bê tông mini là trạm trộn bê tông có kích thước và công suất nhỏ hơn so với các trạm trộn thông thường. Loại trạm trộn này thường được sử dụng cho các công trình xây dựng có quy mô nhỏ hoặc vừa, ở khu vực hẹp hoặc có điều kiện di chuyển khó khăn. Xem thêm về trạm trộn bê tông mini tại đây.

Trạm trộn mini

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo

Bộ cấp liệu

Đây là nơi chứa và cung cấp các nguyên liệu cho quá trình trộn. Bao gồm các nguyên liệu như cát, đá, xi măng, phụ gia. Hệ thống sẽ tính toán định lượng và tiến hành trộn.

Hệ thống điều khiển

Đây được coi là “Bộ não” của trạm trộn, bao gồm tủ điều khiển, màn hình hiển thị và hệ thống cảm biến để điều khiển và giám sát toàn bộ hoạt động của hệ thống, từ việc cấp liệu, định lượng, trộn bê tông đến việc xuất bê tông.

Hệ thống định lượng

Hệ thống sẽ sử dụng các băng tải, cân điện tử để đo lường chính xác tỷ lệ từng thành phần nguyên liệu theo công thức bê tông đã được lập trình. Đảm bảo cho mỗi thành phần đưa vào quá trình trộn ở tỷ lệ chính xác nhất có thể.

Thiết bị trộn

Thường là máy trộn cưỡng bức với cánh khuấy mạnh mẽ, đảm bảo trộn đều các nguyên liệu cùng với nước và phụ gia tạo thành hỗn hợp bê tông đồng nhất. Tùy theo công suất của trạm mà sử dụng mỗi loại máy khác nhau.

Kết cấu khung thép

Hệ thống khung thép sẽ giúp chịu lực và nâng đỡ toàn bộ hệ thống trạm trộn, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn. Khung thép được thiết kế để chịu được tải trọng lớn và hoạt động ổn định trong mọi điều kiện thời tiết.

Nguyên lý hoạt động

Trước khi vận hành, cần kiểm tra toàn bộ các vị trí như bên trong cối trộn bê tông, vị trí tải liệu đến cối trộn và các phễu chứa cốt liệu xe để phát hiện vật thể lạ. Sau đó, khởi động máy và nhập cấp phối, thường đã được lưu sẵn trong hệ thống. Điều chỉnh vị trí xe bồn vào miệng xả bê tông, sau đó toàn bộ quá trình sẽ được thực hiện tự động theo số liệu từ phần mềm điều khiển.
Cân các thành phần như cát, đá, xi măng, nước và phụ gia, sau đó cho vào cối trộn bê tông. Hỗn hợp bê tông sẽ được xả vào xe bồn sau một thời gian nhất định. Quy trình này sẽ được lặp lại cho đến khi hoàn thành mẻ trộn. Một lưu ý khi sử dụng trạm trộn bê tông là sau mỗi lần sản xuất, cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bên trong cối trộn bê tông. Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra và bôi trơn các vị trí quan trọng của trạm như động cơ, hộp số, và các vị trí khác để đảm bảo hoạt động ổn định. Đọc thêm lưu ý tại đây.

Các hình thức trạm trộn bê tông phổ biến hiện nay

Trạm trộn bê tông nhựa tươi

Trạm trộn bê tông nhựa tươi sử dụng công nghệ trộn bê tông tươi, không qua quá trình nung nóng. Bê tông nhựa tươi có độ đàn hồi tốt, thích hợp cho các công trình cần độ bền cao.

Trạm trộn nhựa tươi

Trạm trộn bê tông nhựa nóng

Trạm trộn bê tông nhựa nóng sử dụng công nghệ nung nóng để tạo ra bê tông nhựa nóng, thích hợp cho các công trình đường bộ. Bê tông nhựa nóng có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao và thời gian sử dụng lâu dài.

Trạm trộn nhựa nóng

Xe trộn bê tông

Xe trộn bê tông là loại trạm trộn di động. Loại này có thể di chuyển đến các công trường để trộn bê tông trực tiếp tại nơi sử dụng. Xe trộn bê tông giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Đồng thời đảm bảo chất lượng bê tông tươi ngon nhất. (Xem thêm về trạm trộn di động tại đây).

Xe trộn bê tông

Giá thành trạm trộn bê tông là bao nhiêu?

Tùy loại trạm trộn mà giá sẽ dao động từ 450.000.000đ đến 4.000.000.000đ. Có thể dựa vào kích cỡ, công suất, độ phù hợp với công trình,..

Chi phí đầu tư trạm trộn bê tông hết bao nhiêu tiền?

Chi phí đầu tư trạm trộn dao động trong khoảng từ 900 triệu đồng đến 10 tỷ đồng. Mức giá này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Năng suất trạm trộn

Trạm trộn có năng suất càng cao thì giá thành càng đắt. Ví dụ, trạm trộn mini có giá dao động từ 450 triệu đến 750 triệu đồng, trong khi trạm trộn cỡ lớn có giá từ 1 tỷ đến 4 tỷ đồng.

Loại phụ kiện đi kèm

Trạm trộn cần trang bị nhiều phụ kiện đi kèm. Chẳng hạn như hệ thống cấp liệu, hệ thống trộn, hệ thống silo, hệ thống cấp nước, hệ thống điện, hệ thống điều khiển,… Loại phụ kiện càng cao cấp thì giá thành càng cao.

Hãng sản xuất

Các hãng sản xuất uy tín từ châu Âu thường có giá cao hơn so với các hãng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, chất lượng và độ bền của sản phẩm cũng tốt hơn.

Chi phí vận chuyển và lắp đặt

Chi phí vận chuyển và lắp đặt trạm trộn bê tông cũng phụ thuộc vào vị trí lắp đặt và khoảng cách vận chuyển. Đây là một khoản mà người mua cần phải trả khi mua các loại trạm trộn.

Chi phí mặt bằng

Diện tích mặt bằng để xây dựng trạm trộn cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu tư.

Ngoài ra, còn có một số chi phí khác cần lưu ý. Chẳng hạn như chi phí bảo trì bảo dưỡng định kỳ, nguyên vật liệu, nhân công, điện nước, thuế. Giá cả trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo thời điểm và thị trường. Trước khi ra quyết định mua, bạn nên khảo sát giá của nhiều nhà cung cấp khác nhau trước. Do vậy, để có được báo giá chính xác cho việc đầu tư trạm trộn, hãy liên hệ với Vinamac được tư vấn cụ thể.

Nguyên vật liệu

Hy vọng những thông tin chi tiết và đầy đủ này đã đem đến điều bổ ích cho bạn. Theo dõi Vinamac để biết thêm nhiều điều thú vị về các loại trạm trộn nhé!

Chia Sẻ ngay

Mục lục

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết gần đây

Newsletter

Đăng ký nhận bản tin hàng tháng của chúng tôi để luôn cập nhật thông tin mới nhất

Bài liên quan

Nơi cung cấp các kiến thức về xây dựng, sử dụng thiết bị và tin tức xây dựng mới nhất

WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux